Wikia Yu-Gi-Oh! tiếng Việt
Register
Advertisement
Nội dung lá bài

Tiếng Nhật (kanji và furigana)

カードテキスト

Rōmaji

Kādotekisuto

Tiếng Anh

Card text

Nội dung lá bài/Card text (カードテキスト Kādotekisuto), đồng thời cũng là mô tả lá bài/card description,[1] là một khu vực trên lá bài có chứa đoạn văn bản về hiệu ứng được ghi chi tiết cách mà một lá bài sẽ ảnh hưởng đến lối chơi, hoặc, trong các Quái thú Thường, văn bản sẽ mô tả ngoài lề về quái thú đó. Card text được đặt trong khung Mô tả Lá bài/Card Description, [2] nơi có chứa cả Loại, ATK, và DEF của lá bài đó (trong Bài Quái thú), và nằm phía dưới artwork của lá bài.

Các đoạn văn bản mô tả ngoài lề trên Quái thú Thường hầu như luôn chỉ có truyền thuyết về quái thú đó (dẫn đến cái tên phổ biến về "truyền thuyết" hay " văn bản truyền thuyết" của nó); trong ngôn ngữ chữ cái Latin, các đoạn văn bản đó được in nghiêng để chỉ ra rằng nó không ảnh hưởng gì đến lối chơi. Quái thú Thường hiếm khi có chứa ghi chú về điều kiện archetype, thứ không được in nghiêng (vì nó ảnh hưởng đến lối chơi) và được liệt kê ở dưới cùng trong khung Mô tả Lá bài.

Trên các lá bài khác, nội dung lá bài có chứa (các)hiệu ứng bài cũng như bất kỳ chi phí, điều kiện, và Nguyên liệu. Nếu một lá bài liệt kê Nguyên liệu, chúng được liệt kê đầu tiên trên một dòng riêng.

Trong bản tiếng Nhật OCG, bắt đầu từ Starter Deck 2014, các thuật ngữ khác nhau như là 「シンクロ」 ("Đồng bộ/Synchro"), 「エクシーズ」 ("Xyz"), và 「ペンデュラム」 ("Dao dộng/Pendulum") được viết tắt bằng một ký tự đơn lẻ 「(シンクロ)」, 「(エクシーズ)」,và 「(ペンデュラム)」 để tiết kiệm không gian trên nội dung lá bài. Thuật ngữ 「ライフポイント」 ("Điểm Gốc/Life Points") đã được viết tắt thành 「LP(ライフポイント)」. Sau này một trong các từ viết tắt đã được chuyển sang ngôn ngữ khác, trong đó "Điểm Gốc/Life Points" hiện đã được viết tắt thành "LP" trong phần nội dung lá bài của một số ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Latin (trừ Bồ Đào Nha, nơi mà thay vào đó nó được viết tắt thành "PV") cũng như ở Hàn Quốc OCG.

Đính chính[]

Nội dung lá bài vẫn thường xuyên được đính chính giữa các bản in. Điều này thường được dùng cho một loạt các lý do, bao gồm sửa lỗi và dịch sai, điều chỉnh thành viên của archetype, và để cải tiến rõ ràng.

Tiêu chuẩn hóa nội dung lá bài và các nỗ lực để làm rõ chúng[]

Đã từng có hai sự nỗ lực lớn nhằm tiêu chuẩn hóa và làm rõ nội dung lá bài trong TCG.

Việc đầu tiên là Đơn giản hóa Mô tả Hiệu ứng, nhằm rút ngắn các cụm từ thường gặp bằng cách rút gọn các từ hàm nghĩa hay thay đổi hoàn toàn cụm từ. Việc Đơn giản hóa Mô tả Hiệu ứng đã được áp dụng trong hầu hết các lá bài kể từ Power of the Duelist, cho đến khi các tiêu chuẩn kế tiếp được ra đời.

Thứ hai là Giải quyết-Vấn đề trong Mô tả Lá bài, trong đó sử dụng một cấu trúc phù hợp cho hầu hết các lá bài để giảm thiểu nhu cầu về luật của các lá bài. Nó đã được dùng trong tất cả các lá bài được phát hành trong Booster Packs kể từ Generation Force và tất cả các lá bài phát hành trong Starter Decks tính từ Starter Deck: Dawn of the Xyz.

Tham khảo[]

Advertisement