Wikia Yu-Gi-Oh! tiếng Việt
Register
Advertisement
AxeofDespair-BP02-EN-C-1E

"Axe of Despair" từ Battle Pack 2: War of the Giants. Điều kiện Archetype được ghi rõ ở đoạn đầu nội dung lá bài.

Điều kiện Archetype(Archetype condition) là một điều kiện chỉ định một lá bài là thành viên của một archetype trong khi tên của nó thì không.

Hầu hết thường xuất hiện trên bản in khác-tiếng-Nhật của các lá bài nơi mà tên lá bài đã được phổ biến trước khi hình thành archetype; phổ biến nhất là các lá bài cũ của "Archfiend" chẳng hạn như "Summoned Skull" và "Axe of Despair" mà tên nội địa hóa của chúng quá phổ biến nên sẽ không thích hợp khi đổi tên.

Với Quái thú Hiệu ứng, điều kiện archetype luôn được liệt kê ở phần đầu nội dung lá bài (nhưng sau Nguyên liệu, nếu có); Quái thú không-Hiệu ứng thì được liệt kê ở phần cuối mô tả thay thế. Trong các lá bài tiếng Nhật, chúng đơn giản là được viết như một câu thông thường trong nội dung chính; trong các lá bài khác-tiếng-Nhật, chúng luôn nằm trong ngoặc đơn hoặc ở một dòng riêng biệt so với nội dung lá bài.

Bởi vì điều kiện archetype là một điều kiện và không phải là hiệu ứng bài, nên nó không bị ảnh hưởng bởi bài tương tự "Skill Drain". Đây cũng là nội dung duy nhất mà có thể được in trong khung mô tả của Quái thú Thường nhưng có thể ảnh hưởng đến lối chơi trong một số trường hợp (và vì thế không được in nghiêng).

Mục đích[]

Thành viên Archetype thường được xác định dựa vào tên của lá bài: một số lá bài hỗ trợ (và kháng-hỗ trợ) được liệt kê ở một chuỗi cụ thể trong hiệu ứng của chúng, và lá bài được cho sẽ là thành viên của archetype đó nếu tên của nó bao gồm cả chuỗi đó. Bởi vì Yu-Gi-Oh! ban đầu là thương hiệu của Nhật Bản, nên hầu hết các hỗ trợ đó sẽ được xác định dựa vào tên tiếng Nhật, và khi bài được bản địa hóa ở các quốc gia khác-Nhật, một bản dịch sẽ được lựa chọn cho tên của archetype và sử dụng trong tên của tất cả các thành viên và hỗ trợ của archetype đó và hiệu ứng của những lá bài hỗ trợ nó, và không bao giờ có lá bài nào khác dùng chuỗi đó trong tên của chúng.

Có 2 trường hợp mà nguyên tắc này có thể bị phá vỡ: nơi mà những lá bài hỗ trợ đầu tiên được phát hành trễ hơn nhiều so với những thành viên đầu tiên, và những thành viên đã được bản địa hóa mà không có chuỗi archetype trong tên của chúng (đôi khi là cả trong anime bản địa hóa); và nơi mà những lá bài lúc trước không phải thành viên nhưng được đặt tên có chứa chuỗi archetype. Trong cả hai trường hợp, có 2 giải pháp khả thi: đổi tên lá bài, hoặc xác định tình trạng thành viến của nó; cả hai cách trước đây đều đã được dùng. Ví dụ: các nội dung lá bài tiếng Anh của "Arsenal Summoner" chỉ rõ rằng "Celtic Guardian", "Winged Dragon, Guardian of the Fortress #1", "Winged Dragon, Guardian of the Fortress #2", "Guardian of the Labyrinth" và "The Reliable Guardian" không phải là bài "Guardian"; và "Oscillo Hero #2" đã được đổi tên trong tiếng Anh thành "Wattkid" để bao gồm nó vào archetype "Watt". Điều kiện Archetype có thể được xem như là một loại hợp thức hóa của phương pháp đầu tiên, mà sử dụng khi lá bài không thể được đổi tên bởi vì tên hiện tại của nó đã khá-chuẩn và quen thuộc với người hâm mộ và người chơi, như ở trường hợp của "Summoned Skull" và "Axe of Despair".

Văn bản[]

Lá bài[]

Ngôn ngữ Văn bản Dịch thuật
Anh (This card is always treated as a(n) "[archetype]" card.) (Lá này luôn được xem là bài "[archetype]".)
Pháp (Cette carte est toujours traitée comme une carte "[archetype]".) (Lá này luôn được xem là bài "[archetype]".)
Đức (Diese Karte wird immer als „[archetype]“-Karte behandelt.)
Trước đây: (Diese Karte wird jederzeit als „[archetype]“-Karte behandelt.)
Ý (Questa carta viene sempre considerata come una carta "[archetype]".)
Trước đây: (Questa carta è sempre considerata come una carta "[archetype]".)
(Lá này luôn được xem là bài "[archetype]".)
Bồ Đào Nha (Este card deve ser sempre considerado como um card "Arquidemônio".)
Trước đây: (Este card é tratado como um card "[archetype]".)
(Lá này phải luôn được xem là bài "[archetype]".)
Trước đây: (Lá này luôn được xem là bài "[archetype]".)
Tây Ban Nha (Esta carta se trata siempre como una carta "[archetype]"). (Lá này luôn được xem là bài "[archetype]".)
Nhật このカードはルール(じょう)「[archetype]」カードとしても(あつか)う。
Trước đây: このカードはルール(じょう)「[archetype]」()のついたカードとしても(あつか)う。
Lá này luôn được xem là bài "[archetype]" theo luật.
Trước đây: Theo luật của lá này, nó được xem là bài với "[archetype]" trong tên của nó.
Hàn 이 카드는 룰 상 "[archetype]" 카드로도 취급한다.
Formerly: 이 카드는 룰 상 "[archetype]" 카드로도 취급한다.
Lá này luôn được xem là bài "[archetype]" theo luật.

Quái thú[]

Ngôn ngữ Văn bản Dịch thuật
Anh (This monster is always treated as a(n) "[archetype]" monster.) (Quái thú này luôn được xem là một quái thú "[archetype]".)
Pháp (Ce monstre est toujours traité comme un monstre "[archetype]".) (Quái thú này luôn được xem là một quái thú "[archetype]".)
Đức (Dieses Monster wird immer als ein „[archetype]“-Monster behandelt.)
Ý (Questo mostro viene sempre considerato come un mostro "[archetype]".) (Quái thú này luôn được xem là một quái thú "[archetype]".)
Tây Ban Nha (Este monstruo se trata siempre como un monstruo "[archetype]"). (Quái thú này luôn được xem là một quái thú "[archetype]".)
Nhật このカードはルール(じょう)「[archetype]」モンスターとしても(あつか)う。 Quái thú này luôn được xem là một quái thú "[archetype]" theo luật.
Hàn 이 카드는 룰 상 "[archetype]" 몬스터로도 취급한다.

Lịch sử[]

Loại điều kiện này lần đầu được thấy ở Absolute Powerforce trong "Chimera the Flying Mythical Beast". Khi mà bài "Archfiend" không có "Archfiend" trong tên thì từ lâu đã được liệt kê trên trang web chính thức và trong sách luật, nhưng văn bản điều kiện thì chưa được thêm vào cho đến Battle Pack 2: War of the Giants.

Lá bài tiếng Nhật đầu tiên có điều kiện archetype là "Number 39: Utopia Beyond", một Master Guide 4 promotional card. Trong ngôn ngữ TCG, lá này không chứa bất kỳ điều kiện archetype nào, do tên bản địa hóa của nó đã chứa chuỗi được yêu cầu trong khi tên gốc của nó thì không.

TCG, điều kiện archetype đã được dùng để bao gồm bài trong các archetype "Phantom Beast", "Archfiend", "Noble Arms", và "Elemental HERO"; ở OCG, điều kiện archetype đã được dùng để bao gồm bài trong các archetype "Utopia", "Elemental HERO", "Superheavy Samurai", "Frightfur", "Ninja", "Blue-Eyes", và "Celtic Guard".

Trong ngôn ngữ OCG, nếu một lá bài có điều kiện archetype thì nó sẽ có điều kiện archetype đó trong tất cả ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ TCG, chỉ ở bản in tiếng Bồ Đào Nha của "Archfiend Soldier" là có điều kiện archetype mà không xuất hiện trong ngôn ngữ nào khác. "Edge Imp Frightfuloid" và "Contrast HERO Chaos" là những lá bài duy nhất có điều kiện archetype ở cả OCGTCG.

Xem thêm[]

Advertisement